Top 10 các món bún nước ngon nhất tại Việt Nam
Các món bún nước Việt Nam nổi tiếng với ẩm thực đa dạng và phong phú, và món bún nước là một trong những món ăn truyền thống được yêu thích trong nền ẩm thực Việt. Bún nước có nhiều loại, từ miền Bắc đến miền Nam, với hương vị đặc trưng và cách chế biến riêng. Danangtip giúp bạn tìm ra danh sách top 10 các món bún nước ngon nhất tại Việt Nam, mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị.
1. Bún bò Huế
Nguyên liệu:
- 900g bắp bò
- 900g đuôi bò
- 900g móng giò heo (móng trước)
- 450g giò tai hoặc giò lụa, giò bò
- 450g tiết lợn luộc (cắt thành các miếng vừa ăn)
Nước dùng:
- Một nồi nước 8 lít
- Nước luộc gà
- 10-12 cây sả; 2 củ hành tây lớn, cắt đôi, để cho ngọt nước dùng
- 45g muối; 30g đường; 30g bột tôm; 45-60ml nước mắm; 10g mì chính (nếu không sử dụng đuôi bò, bạn có thể sử dụng 20g mì chính)
Hương thơm và màu:
- 45g hạt điều màu đỏ
- 45ml dầu ăn
- 30g hành củ
- 30g tỏi
Ăn kèm:
- Rau húng quế, húng bạc hà, giá đỗ, ớt, chanh
- Hoa chuối; 500ml nước; nước cốt 1 quả chanh
- Bún tươi
Cách làm:
Cho tất cả thịt, xương vào trong nồi, cho đủ nước vào, đun sôi. Vớt thịt ra để ráo nước rồi rửa sạch dưới vòi nước.
Cho thịt, nước dùng gà, sả và hành tây vào nồi đầy nước tới miệng. Đun sôi rồi giảm nhiệt, đun liu riu, thêm gia vị làm nước dùng vào.
Chân giò khoảng 1 tiếng là được, còn thịt bò thì để từ 2-3 tiếng.
Sau khi các loại thịt, móng giò đã chín, vớt ra, để nguội. Sau đó, thái bắp bò thành các miếng mỏng, vừa ăn. Chặt móng giò thành các miếng vừa ăn. Điều chỉnh thêm gia vị vào nồi nước dùng nếu cần thiết.
Làm chất thơm và tạo màu: Cho hạt điều màu vào xào trong chảo dầu cho đến khi các hạt có màu đỏ tươi, sau đó, vớt các hạt ra. Thêm hành, tỏi vào xào cho đến khi vàng thơm. Rồi thêm hỗn hợp này vào nồi nước dùng.
Sơ chế hoa chuối: Chuẩn bị khoảng 500ml nước trong một chậu nhỏ, hòa vào nước nước cốt một quả chanh.
Hoa chuối bóc bỏ phần già bên ngoài, thái mỏng. Thái xong phần nào thì cho ngay vào trong chậu nước có pha chanh ngâm trong 30 phút. Cách làm này để hoa chuối không bị thâm đen.
Bún chần qua nước sôi, rồi cho ra bát. Thêm giò tai hoặc giò lụa, hay giò bò. Thêm thịt bò, móng giò, tiết rồi chan nước dùng.
2. Bún đậu mắm tôm
Nguyên liệu
- Đậu phụ chiên: 10 miếng
- Thịt ba chỉ: 500gr
- Chả cốm: 300gr
- Bún tươi: 1kg
- Mắm tôm: 1/2 bát
- Ớt băm: 1 muỗng cà phê
- Nước cốt chanh: 1 muỗng canh
- Đường trắng: 1 muỗng canh
- Bột ngọt: 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn: 6 muỗng canh
- Tía tô 100gr, rau thơm các loại 50gr
- Dưa chuột: 3 quả
Cách làm
Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông chiên giòn.
Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, luộc chín. Tiếp theo, cắt mỏng thịt ba chỉ và xếp ra đĩa.
Thả từng miếng chả cốm vào chảo dầu chiên lên, lật đều 2 mặt cho đến khi chả cốm giòn.
Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng.
Tía tô, rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, giập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. Bún lá cắt miếng vừa ăn.
Bí kíp pha mắm tôm ngon: Trộn 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm vào mắm tôm, khuấy đều. Sau đó, bạn cho 2, 3 thìa dầu nóng vừa rán đậu vào, tiếp tục khuấy đều.
3. Bún riêu
Nguyên liệu:
- Thịt bò (bắp bò): 500 g
- Cua đồng: 300 g
- Cà chua: 3 quả; khế chua (hoặc me): 1-2 quả
- Hành khô: 2 củ; ớt hiểm: 1 quả; hành, răm; rau thơm các loại
- Đậu phụ: 2 bìa
- Bún: 500 g
- Gia vị: bột nêm, bột canh, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ phần mai, khều lấy gạch. Cho phần thịt cua vào xay hoặc giã nhuyễn. Trước khi giã thêm vài hạt muối để cua có nhiều gạch hơn. Lọc lấy 1 bát nước cua.
Cà chua, khế, hành, răm rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Hành, dăm thái nhỏ, khế cắt miếng.
Phi thơm hành khô với dầu ăn, cho cà chua vào xào vừa chín tới.
Đặt nồi nước cua lên bếp đun nhỏ lửa, thêm 1 thìa bột canh. Đợi cua đóng tảng vớt gạch cua ra bát để riêng. Đổ cà chua, khế vào nồi và đun nhỏ lửa cho nồi canh riêu chín, nêm gia vị vừa miệng.
Thịt bò thái lát mỏng, đậu phụ cắt miếng rán vàng xếp riêng ra đĩa.
Sắp bún lên bát tô thêm gạch cua, đậu phụ vào bát, thêm thịt bò chần tái hay chín theo sở thích của bạn rồi từ từ chan nước riêu cua lên ăn kèm với rau hoa chuối cùng các loại rau thơm khác.
4. Bún mắm
Nguyên liệu:
- 75 gr mắm cá linh, 75 gr mắm cá sặc, một ít đường, bột nêm tùy khẩu vị, tiêu, muối, một ít dầu ăn, nước mắm
- 1 kg xương heo, 200 gr thịt heo quay, 1 con mực ống, 300 gr cá lóc phi lê, 50 gr cá thác lác, 200 gr tôm tươi
- 2 cây sả, 50 gr sả băm, 1 quả cà tím, 4 trái ớt sừng, 4 trái khổ qua rừng, 2 củ ngải bún, hành tím, tỏi, một xíu gốc hành hoa
- 1 kg bún tươi loại to (cho bún mắm)
- Rau ăn kèm gồm hẹ, ngó súng, rau đắng, rau muống, bắp chuối bào, giá đỗ, kèo nèo, lá lụa, lá xoài non, húng lủi, húng quế, bông điên điển, than chuối non, ớt, chanh
Cách nấu bún mắm đúng chuẩn:
Nấu nước dùng xương heo: Tao hành tím với sả bằm, ngải bún, sả cây cho thơm rồi đổ vào 2 lít nước, 1 kg xương heo, nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa bếp lại để vớt bọt.
Sử dụng một cái nồi khác nấu nước cốt mắm: Đổ 1 lít nước vào nồi, cho hai loại mắm vào nấu lửa nhỏ cho đến khi mắm rả xác ra hết rồi đem lọc qua vải mùng hoặc cái lược nhuyễn. Sau đó, cho phần nước cốt vào phần nước dùng xương heo, nêm nếm gia vị với một ít đường, một ít bột nêm cho vừa ăn tùy theo khẩu vị.
Cá thác lác ướp trong tủ đông 15 phút, sau đó lấy ra cho vào máy xay thật nhuyễn. Cạo phần cá ra khỏi cối xay rồi cho vào cối với gốc hành băm, tiêu, muối, hạt nêm, một ít dầu, giã cho quết lại thì cá sẽ dai và ngon. Sau đó, nhồi cá thác lác vào trái ớt sừng và trái khổ qua rừng. Cho tất cả vào nồi nước dùng.
Thịt heo quay cắt thành từng khúc nhỏ.
Mực ống làm sạch cắt khoanh.
Tôm tươi làm sạch, cắt bớt râu, lột vỏ bụng, chẻ lưng lấy chỉ đen.
Cá lóc phi lê cắt từng khúc nhỏ ướp, với hành tím, tỏi, gia vị xào cho thơm.
Cà tím cắt miếng.
Các loại rau ăn kèm rửa sạch bỏ vào tủ lạnh giữ tươi, đến khi ăn dọn ra để rau được xanh.
Cuối cùng, trước khi ăn, đun sôi nước lèo, cho tôm, mực, thịt heo quay, cá lóc, cà tím vào nấu cùng, nước sôi lại thì chan vào tô bún, sắp các loại thịt và hải sản trên mặt cho đẹp. Dùng kèm với nước mắm ớt và chanh.
5. Bún măng vịt
Nguyên liệu
- 1 con vịt làm sẵn
- Tiết vịt
- 500 gr măng
- Rau răm, giá, gừng, muối, đường, hành phi, hành lá.
- Bún tươi
Cách làm
Bước 1: Vịt rửa sạch với nước muối có pha chút chanh, sau đó đập dập củ gừng chà sát lên mình vịt, rồi rửa qua nước lạnh, đề ráo.
Bước 2: Nấu 1 nồi nước với 1 muỗng cà phê muối, nước sôi cho măng vào luộc khoảng 40 phút với lửa vừa. Sau đó đổ ra rổ, xả qua nước lạnh thật sạch rồi để ráo.
Bước 3: Nấu 1 nồi nước cho vịt vào luộc cùng với 1 củ gừng chẻ đôi, 1 củ hành tây chẻ đôi, một ít hành lá, 1 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi bạn nhớ hớt bớt bọt và mỡ nhé!
Bước 4: Khi vịt chín vớt vịt ra chần sơ qua nước lạnh cho da vịt không thâm đen. Chặt vịt từng miếng vừa ăn. Phần tiết luộc chín và cắt miếng vừa ăn.
Bước 5: Bắc chảo lên bếp cho vào 1muỗng canh dầu phi tỏi hành cho thơm, cho măng vào xào cùng với ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường. Xào cho măng ngấm đều gia vị rồi cho măng vào nồi nước luộc vịt, cho thêm 5-6 gốc hành lá. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bước 6: Pha nước chấm: 2 muỗng cà phê đường, 4 muỗng cà phê gừng giã nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước mắm, 1muỗng cà phê ớt băm trộn đều.
Trình bày: Cho bún vào tô, xếp thịt vịt, tiết lên rồi chan nước dùng, rắc ít măng, một ít hành lá, rau răm và hành khô lên trên. Một món ăn khá ngon và mát cho những ngày nóng nực.
6. Bún chả
Nguyên liệu
- 500 gram thịt ba chỉ
- 400 gram thịt nạc vai
- Chanh, ớt, tỏi, hành tím, đầu hành
- Su hào, cà rốt
- Gia vị: tiêu, nước hàng, xì dầu đen, dầu hào, nước mắm, dầu ăn, nước tương, mật ong
- Rau thơm, bún
Cách làm
Bước 1: Sơ chế và chế biến nguyên liệu
Thịt ba chỉ thái thành những miếng vừa ăn. Thịt nạc vai đem thái mỏng và băm rối.
Hành tím, đầu hành, tỏi đập dập, băm nhuyễn rồi chia thành đôi, cho vào 2 phần thịt lợn.
Bước 2: Cách ướp thịt bún chả Hà Nội
Tiếp tục cho vào mỗi phần thịt lợn một thìa canh nước hàng hoặc xì dầu đen, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa canh đường vàng, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh mật ong và 1 chút tiêu xay.
Trộn đều để cho các gia vị thấm sâu rồi cho vào tủ lạnh để trong khoảng 3 – 4 tiếng.
Phần thịt vai băm, bạn làm thành hình tròn dẹt rồi đem nướng chín. Phần thịt ba thái miếng vừa ăn cũng vậy.
Cà rốt, su hào gọt vỏ rồi rửa sạch, để ráo. Cà rốt thái tròn mỏng, su hào thái vuông mỏng. Sau đó, cho chung vào một âu và cùng 1 chút muối ăn rồi xóc đều.
Ngâm cà rốt, su hào với muối trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, đem rửa sạch rồi để ráo nước.
Cho ½ muỗng canh tỏi băm, ½ muỗng canh giấm, 2 muỗng canh đường rồi đảo đều đến khi đường tan rồi cho thêm chút ớt băm vào.
Vo thịt vai băm thành hình tròn dẹt
Các loại rau thơm bạn đem ngâm với nước muối loãng trong chừng 10 – 15 phút. Sau đó, đem rửa sạch rồi cho ra rổ để ráo nước.
Bước 3: Cách làm nước dùng bún chả
Chuẩn bị một bát nhỏ, múc 10 thìa canh nước lọc và cho 2 thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm vào khuấy đều cho đến khi đường tan.
Tiếp tục cho 3 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt rồi khuấy đều lên.
Bước 4: Thưởng thức
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món bún chả rồi đấy. Bây giờ, bạn chỉ cần dọn rau thơm, bún, thịt, đồ chua và chả nướng cùng bát nước chấm ra là đã có thể mời mọi người thưởng thức được rồi.
7. Bún hải sản
Nguyên liệu
- 500g bún tươi
- 300g tôm sú
- 300g mực ống
- 200g chả cá
- 2 miếng đậu hủ
- 2l nước hầm xương
- 30g nấm hương
- 1 mớ cải ngọt
- 1 trái cà chua
- Hạt nêm, nghệ, mắm, tiêu
Cách nấu:
Tôm mực mua về làm sạch rồi mang trần qua nước sôi. Nấm ngâm nở, cải nhặt rửa sạch.
Đậu hủ, chả cá cho vào chảo dầu chiên vàng.
Bắc nồi nước hầm xương lên bếp nấu sôi cho tôm, mực vào luộc chín rồi vớt ra tô đá để tâm được giòn.
Mực cắt miếng vừa ăn sau đó bắc chảo lên bếp cho chút dầu ăn vào nấu nóng rồi cho tôm mực vào xào thơm với 1 muông canh mắm.
Cho nấm vào nồi nước lèo nấu chín mềm rồi nêm hạt nêm, bột nghệ vào cho vừa vị.
Bắc một nồi nước nhỏ lên bếp trần qua rau cải cho chín tái sau đó trần bún qua nước sôi rồi xé tới cho ra bát.
Cho chả cá, mực, tôm, cà chua cắt lát vào tô bún. Cho đậu hủ, cải ngọt vào tô rồi chan nước lèo nấm vào tô. Rắc thêm chút tiêu lên trên bày ra bàn và mời mọi người cùng thưởng thức.
8. Bánh canh chả cá
Nguyên liệu
- 1 gói bột gạo: chọn loại bột gạo thơm ngon để món ăn được ngon hơn
- 350g tôm tươi
- 200g thịt cá quết nhuyễn: vắt thành miếng và cán mỏng
- Ít hành lá thái nhuyễn
- 50g hành tím thái lát mỏng
- Gia vị: ớt tươi, muối, bột ngọt, hạt nêm và dầu hạt điều
Cách làm bánh canh sợi gạo
Bước 1: Nấu ít nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C. Sau đó, cho gói bột gạo vào thố lớn và từ từ đổ nước sôi vào. Trong lúc đổ, bạn liên tục trộn đều để ước chừng lượng nước vừa đủ. Trong lúc thêm nước bạn khéo dùng tay nhồi bột đến khi có được khối bột dẻo mịn. Lưu ý, bạn có thể tạo một vùng lõm giữa thố bột để đổ nước sôi vào. Có như vậy, bạn sẽ tránh bị phỏng.
Bước 2: Dùng chiếc cán bột, cán mỏng khối bột thành miếng lớn. Sau đó dùng dao cắt thành những sợi nhỏ.
Bước 3: Cho bột vào nồi nước sôi và luộc đến khi bột chuyển màu hơi trong.
Bước 4: Đổ bột ra rổ và xả qua nước lạnh để sợi bánh canh không bị dính vào nhau. Sau khâu này, bạn có thể để bánh ra riêng.
Các bước nấu nước lèo bánh canh
Bước 1: Lột bỏ vỏ tôm giữ lại đầu và đuôi. Kế đến, dùng dao chẻ lưng tôm và rút chỉ đen. Sau khi tôm làm sạch, bạn ướp với ít muối, hạt nêm và bột ngọt trong khoảng 15 phút.
Bước 2: Phi ít hành cho thật thơm với ít dầu điều, sau đó cho tôm vào xào chín tới. Tiếp đến, bạn đổ nước vào nồi và nấu nước lèo.
Bước 3: Trong lúc đợi nước sôi, bạn phi hành tím cho thơm. Dùng dầu phi hành còn lại để tiếp tục chiên chả cá cho vàng đều hai mặt và để nguội trước khi cắt thành miếng.
Bước 4: Khi nước lèo sôi, bạn nêm gia vị cho vừa miệng, thả sợi bánh canh vào nồi và khuấy đều. Khi ăn, bạn sắp sợi bánh canh vào tô, chan nước lèo kèm thêm tôm, ít miếng chả và rắc thêm hành ngò, hành phi cho thật bắt mắt.
9. Bún giả cầy
Nguyên liệu:
- 500g móng giò + 300g thịt bắp chân giò
- Măng khô hoặc măng tươi
- 1 nhánh riềng (chọn riềng nếp có màu vàng tươi) + 2 cây sả, hành khô
- Mẻ ngấu, mắm tôm
- Hành lá, húng thơm, rau ngổ rửa sạch, thái rối
- Chanh, ớt
- Xà lách, rau thơm rửa sạch ngâm nước muối loãng, vớt ra để ráo ăn kèm với bún
- Bún tươi
Cách làm:
Bước 1: Móng giò và thịt bắp chân giò cuộn vào mảnh bìa carton hoặc giấy báo đem nướng vàng trên than hoa, cạo rửa sạch. Chân giò chặt miếng vừa ăn còn thịt bắp thái miếng vuông quân cờ. Riềng, sả thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ vụn.
Trộn móng giò, riềng, sả, mắm tôm, một thìa canh nước mắm, chút hạt nêm, chút muối, mỳ chính và mẻ ngấu đã lọc bỏ bã. Ướp tối thiểu 30 phút cho ngấm gia vị.
Bước 2: Đun nóng dầu ăn, phi hành cho thơm rồi cho móng giò vào xào.
Bước 3: Các bạn có thể cho măng khô hoặc măng tươi vào xào rồi nấu cùng, tùy theo sở thích nhé! Món giả cầy nấu với măng ăn bún cũng rất hợp đấy.
Măng khô ngâm cho mềm, luộc vài ba lần cho ra bớt nước nâu, xé nhỏ. Nếu bạn dùng măng củ chua thì thái con chì, luộc vài lần qua nước có bỏ muối rồi rửa sạch lại bằng nước lã. Cho măng vào xào cùng với thịt cho ngấm.
Bước 4: Khi thịt bắt đầu chín thì đổ nước vào đun sôi, nêm nếm lại gia vị và độ chua tùy theo khẩu vị, vặn nhỏ lửa ninh cho đến khi thịt chín mềm. Không nên đun thịt và chân giò quá nhũn ăn sẽ không ngon, thịt chín mềm nhưng vẫn giòn giòn là được.
Bước 5: Múc giả cầy vào nồi lẩu, trong khi ăn để lửa liu riu cho nóng. Các bạn có thể dùng rây lọc mẻ lọc bỏ hết bã riềng sả nếu không thích nước dùng lợn cợn.
Giả cầy để ăn với cơm hoặc ăn với bánh mỳ thì không cho nhiều nước nhé các bạn, còn cho măng thì tùy theo sở thích.
10. Bún mọc
Nguyên liệu:
- 4 lạng thịt sườn thăn
- 3 lạng xương ống
- 50g giò sống
- 7 lạng bún tươi
- 3 cái mộc nhĩ
- Hành lá thái nhỏ, hành củ, ngò, gia vị thông thường
- Mắm tôm (nếu thích)
- Rau tía tô, húng quế, rau diếp các thứ để làm rau sống
Cách làm:
Xương ống mua về rửa sạch, chần qua nước sôi, xả lại nước lạnh rồi bắc nồi nước (sẽ dùng làm nước dùng), cho xương vào ninh cho ra chất ngọt. Trong lúc ninh nhớ hớt bọt, nêm 2 muỗng cafe muối, 2 muỗng cafe hạt nêm.
Sườn thăn rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn, để ráo, ướp với 1/3 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm trong 10 phút.
Mộc nhĩ rửa sạch ngâm nước ấm cho nở rồi bắm nhỏ.
Giò sống thường khi bán người ta ướp sẵn rồi nên ta không cần nêm. Cho mộc nhĩ và hành lá thái nhỏ vào chung với giò sống trộn lên đều rồi vê thành những viên nhỏ. Thả từng viên vào nồi nước dùng, khi chín mọc sẽ nổi lên mặt nước
Bún chần qua nước lạnh, để cho ráo.
Bắc chảo cho ít dầu vào làm nóng rồi cho hành củ vào phi thơm, cho tiếp sườn đã ướp vào xào cho se thịt, rồi trút chảo này vào nồi nước dùng đang nấu. Nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn, có thể nêm nhạt để khi ăn cho thêm mắm tôm cho dậy mùi.
Cái chảo ban nãy ta phi thêm hành củ thái lát để cho lên mặt bún lúc ăn.
Khi ăn cho bún vào bát, xếp sườn lên mặt rồi chan nước dùng + mọc vào, rắc hành lá, ngò và một ít hành củ phi thơm lên trên. Ăn kèm rau sống tùy thích.
Một số câu hỏi thường gặp
1/ Một số món bún nước nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam là gì?
Một số món bún nước nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam bao gồm bún chả Hà Nội, bún riêu cua, bún bò Huế, bún chả cá, bún mắm, bún thịt nướng, bún chả Thanh Trì, bún cá Sài Gòn, bún mọc, và bún đậu mắm tôm.
2/ Các thành phố nào có nổi tiếng với món bún nước ngon?
Các thành phố nổi tiếng với món bún nước ngon bao gồm Hà Nội với bún chả Hà Nội, Huế với bún bò Huế, Sài Gòn với bún cá và bún mắm, và các vùng miền khác