Cách làm Pad Thái, món ăn đặc trưng của Thái Lan, đã trở thành một trong những món ăn Á Đông phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới. Với sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần như bún xào, gia vị đặc trưng và hương vị tinh tế, Pad Thái mang đến một trải nghiệm ẩm thực đậm chất Thái Lan. Trong bài viết này, hãy cùng với Danangtip khám phá cách làm Pad Thái ngon mê ly mà bạn nên thử, để có thêm sự đa dạng và thú vị trong việc nấu nướng tại nhà.

1. Pad Thái – nét tinh túy của ẩm thực Thái Lan

Trong tiếng Thái, Pad có nghĩa là xào nấu nên Pad Thái được hiểu đơn giản là món mì xào kiểu Thái. Món ăn này có thể được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên đất nước Thái Lan, từ vùng núi phía Bắc đến những con phố sầm uất ở BangKok.

Pad Thái truyền thống bao gồm mì xào với trứng hoặc đậu phụ, ăn kèm giá xào, thêm chút vị cay của ớt đỏ, sốt me chua, nước mắm và đường thốt nốt. Để món ăn hấp dẫn hơn, các đầu bếp còn thêm lạc rang giã nhỏ, tôm xào hoặc khô tỏi hoặc hành tây.

Tùy vùng miền mà pad Thái được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Pad Thái truyền thống không có bất kỳ loại thịt nào ngoài tôm. Một số nơi sử dụng thịt gà, thịt bò để thu hút khách phương Tây. Dù ở địa phương nào, món pad Thái cũng hấp dẫn thực khách bởi vị hương vị ngọt cay hòa quyện, sợi mì thấm đẫm gia vị, độ dai mềm vừa phải.

cach lam pad thai
cach lam pad thai

2. Nguyên liệu chuẩn bị làm pad Thái

Nguyên liệu để làm pad Thái rất đơn giản và dễ tìm, bạn có chuẩn bị theo định lượng dưới đây: 

– 400gr bánh phở

– 200gr tôm tươi

– 2 quả trứng gà

– 100gr đường kính trắng

– 100gr giá đỗ: 

– 50gr lạc 

– 100gr tôm khô 

– 2 miếng đậu phụ

– 220gr đường thốt nốt

– Me chua lấy nước: 1 gói

– 2 thìa nước mắm

– Các gia vị khác: hành tím, tỏi, ớt, hành lá….

  • Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm pad Thái: 

– Phở: Chọn những loại sợi phở dai, không dễ bở mềm. Bạn có thể thay phở sợi bằng phở cuốn thái ra xào cũng được. Vì phở cuốn có độ dày hơn sợi phở nước nên khi xào, sợi phở này sẽ không dễ nát mà còn có độ dai ngon hấp dẫn. 

– Tôm: bí quyết để chọn được tôm tươi đó chính là quan sát phần vỏ tôm. Vỏ tôm cứng, trong suốt và dính chặt vào thịt tôm là được. Tránh chọn tôm có phần vỏ bóng nhớt hoặc sần sùi, có màu đã ngả vàng hoặc trắng đục, đó là tôm đã để lâu và có thể bị ươn. 

– Trứng gà: Bạn có thể lựa chọn trứng gà ngon dựa vào những dấu hiệu sau: 

  • Vỏ trứng: Trứng gà tươi thường sẽ có vỏ màu nâu sẫm, đều màu, không xuất hiện vết nứt và không có đốm đen. Còn nếu trứng gà để lâu thì phần vỏ thường có màu nhợt nhạt và xuất hiện nhiều đốm đen hơn.
  • Sờ vào bề mặt vỏ trứng: Dùng tay để sờ thử vỏ trứng, nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng gà tươi, còn bề mặt mịn thì có thể quả trứng đã để lâu.
  • Lắc nhẹ quả trứng: Nếu không nghe thấy gì là trứng gà tươi. Ngược lại, nếu có tiếng động thì quả trứng đó đã lâu ngày, tiếng động càng lớn thì trứng dễ bị hư hoặc quả trứng mà đang được ấp dở.

– Giá đỗ: Giá đỗ ngon là giá đỗ hơi gầy, dài không đều nhau, màu trắng sữa, cọng giá cứng cáp thì đó là giá đỗ tự nhiên. Ngược lại giá đỗ khi có hoá chất sẽ đẹp mắt hơn, thân to dài đều nhau và trắng sáng. Giá đỗ tự nhiên có hạt đỗ còn xanh và không bị rụng ra khỏi cọng giá. Bạn nên lưu ý những điều này khi chọn giá đỗ nha!

3. Cách làm pad Thái chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tôm tươi: rửa sạch rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh trước khi sơ chế. Sau khoảng 10 phút thì lấy tôm ra, bỏ đầu và lột vỏ từ phần chân. Sau khi lột hết vỏ tôm, dùng dao nhọn cứa dọc lưng tôm, loại bỏ chỉ đen.
  • Tôm khô: Ngâm trong nước ấm khoảng 7 phút cho đến khi mềm
  • Đậu phụ: Rửa sạch và cắt thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn. 
  • Tỏi, hành tím: Đập dập rồi băm nhỏ
  • Hành lá, ớt: Thái nhỏ
  • Lạc rang muối: Bỏ vỏ, giã nhỏ.

Bước 2: Làm xốt pad thái

  • Dùng thìa nghiền nhuyễn me với nước ấm rồi lọc qua rây để lấy nước cốt me.
  • Nghiền nhỏ đường thốt nốt
  • Cho đường thốt nốt đã nghiền với 2 thìa nước mắm, 100gr đường kính và nước cốt me vào chảo. Đun lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều.
  • Khi các nguyên liệu tan hết thì hạ lửa nhỏ, đun cho đến khi nước xốt sền sệt thì tắt bếp, để nguội.

Bước 3: Nấu pad Thái

  • Chiên vàng đậu trong chảo dầu nóng rồi gắp ra đĩa.
  • Sử dụng dầu thừa phi thơm hành tím, tỏi.
  • Cho đậu phụ đã chiên vàng vào xào đều với hành, tỏi rồi cho tôm vào đảo chung. Xào đến khi tôm săn thì cho thêm tôm khô vào, đảo đều. 
  • Đập trứng ra bát rồi đánh đều. 
  • Cho 400gr bánh phở, 50gr giá đỗ vào xào nhanh tay trên lửa lớn. Khi thấy bánh phở đã nóng, cho trứng vào đảo đều tay để trứng hòa quyện với từng sợi phở. 
  • Đổ nước sốt pad Thái đã làm vào. Trộn nhẹ nhàng để nước sốt thấm đều vào các nguyên liệu.
  • Trang trí: Khi các nguyên liệu đã chín, cho 50gr lạc đã giã nhỏ cùng hành lá vào đảo sơ. Thêm một chút ớt tùy theo sở thích. Lưu ý, ớt nên được cho vào sau cùng để món ăn dậy mùi hăng nóng chuẩn vị Thái..

Bước 4: Trang trí và thưởng thức

Cho món ăn ra đĩa có trải lá chuối, rưới thêm một ít nước sốt, vắt miếng chanh nhỏ. Cách làm pad Thái vô cùng đơn giản, bạn đã có một đĩa pad Thái đúng điệu với các nguyên liệu dễ tìm.

4. Thưởng thức Pad Thái đúng cách

Người Thái thường ăn Pad Thái như một món ăn chính trong bữa cơm của mình. Một đĩa pad Thái được phục vụ với các nguyên liệu được sắp xếp gọn gàng trong đĩa. Khi ăn, mọi người sẽ trộn đều các nguyên liệu để các gia vị hòa quyện vào nhau. Vắt thêm một chút chanh để tạo vị chua chua, thanh thanh và giảm độ ngấy của dầu mỡ, một đĩa pad Thái như vậy đã hoàn chỉnh và sẵn sàng chinh phục vị giác của thực khách.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Có những nguyên liệu cần chuẩn bị để làm Pad Thái?

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm Pad Thái gồm bún gạo, tôm, thịt gà hoặc thịt heo, đậu phộng, hành lá, tỏi, trứng, tương ớt, tương đậu nành, và các gia vị như muối, đường, nước mắm, và chanh.

5.2 Có những bước nào trong quá trình làm Pad Thái?

Quá trình làm Pad Thái thường bao gồm các bước như: chuẩn bị nguyên liệu, xào tôm và thịt, xào bún gạo, thêm gia vị và nước tương, trộn đều, rưới trứng và hoành thánh, và cuối cùng trang trí và thưởng thức.

5.3 Có những biến thể nào của Pad Thái có thể thử?

Bên cạnh Pad Thái truyền thống, còn có thể thử các biến thể khác như Pad Thái tôm, Pad Thái gà, Pad Thái chay hoặc thay thế các thành phần chính với hải sản, thịt nạc, hoặc rau quả để tạo ra những món Pad Thái độc đáo.

4.9/5 - (64 votes)
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments